0989.400.225

Xây nhà bằng vật liệu nhẹ có những ưu, nhược điểm gì?

Xây nhà bằng vật liệu nhẹ là xu hướng xây dựng nở rộ trong thời gian gần đây. Vậy ưu, nhược điểm của phương pháp xây nhà này là gì? Có nên xây nhà bằng vật liệu nhẹ hay không? Tất cả những băn khoăn, thắc mắc này sẽ được giải đáp trong nội dung dưới đây.

Xây nhà bằng vật liệu nhẹ là như thế nào?

Xây nhà bằng vật liệu nhẹ hiểu đơn giản là thay thế các vật tư truyền thống bằng vật liệu nhẹ. Điển hình như thay cách đổ cột, dầm bê tông bằng hệ khung thép tiền chế. Không đổ trần bê tông cốt thép mà làm sàn bê tông siêu nhẹ, không xây tường gạch mà làm tường lắp ghép siêu nhẹ.

Sàn nhẹ, và tường nhẹ thường được thi công bằng các loại tấm bê tông nhẹ như:

  • Tấm ALC hay còn gọi là tấm bê tông khí chưng áp
  • Tấm bê tông nhẹ EPS

Các loại tấm này đều được sản xuất với kích thước lớn, có trọng lượng nhẹ, dễ thi công.

Xu hướng xây nhà bằng vật liệu nhẹ được áp dụng tại nhiều công trình từ quy mô nhỏ, nhà dân dụng đến các công trình có quy mô tầm cỡ. Vậy loại nhà này có ưu, nhược điểm gì, có nên sử dụng hay không?

Ưu, nhược điểm của phương pháp xây nhà bằng vật liệu nhẹ

Tất cả mọi phương pháp xây dựng đều tồn tại ưu, nhược điểm riêng. Xây nhà bằng vật liệu nhẹ cũng vậy. Hãy cùng điểm qua 1 số ưu, nhược điểm của phương pháp xây nhà này nhé.

Ưu điểm

– Trọng lượng nhẹ

Ưu điểm trước tiên của phương pháp xây nhà này đó chính là trọng lượng công trình nhẹ. Bởi các vật liệu được sử dụng để xây nhà đều có trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với các vật liệu truyền thống. Trung bình 1m2 sàn bê tông nhẹ sẽ nhẹ hơn 5 – 7kg so với 1 m2 sàn bê tông cốt thép…tường nhẹ cũng nhẹ hơn rất nhiều tường gạch truyền thống.

Do đó, khi xây nhà bằng vật liệu nhẹ các gia đình có thể tự tin hơn khi xây dựng tại nền đất yếu, hay không cần tốn quá nhiều chi phí đầu tư cho nền móng.

– Thời gian thi công nhanh

Xây nhà bằng vật liệu nhẹ siêu nhanh. Đặc điểm của các loại vật liệu nhẹ này là đã được đúc sẵn theo thiết kế. Khi thi công chỉ cần lắp ghép theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và có thể đưa vào sử dụng luôn.

Cụ thể, khung thép tiền chế khi được lắp dựng thay cột, dầm bê tông có thể lắp 1 lèo từ móng cho đến “ngọn” mà không cần thi công lần lượt theo từng tầng.

Khi đổ trần bằng bê tông siêu nhẹ cũng vậy, có thể lắp ghép các tấm bê tông siêu nhẹ nhanh chóng chỉ mất 1 – 2 ngày/100m2 trần. Đặc biệt sau khi thi công làm trần bê tông siêu nhẹ sẽ không cần dưỡng trần, không cần chờ khô như trước mà có thể đưa vào sử dụng luôn.

Tường nhẹ cũng tương tự, tường được lắp ghép từ các tấm tường đúc sẵn, không cần chát lại nên rất nhanh. Có thể nói nếu xây nhà bằng vật liệu nhẹ hoàn toàn có thể rút ngắn đến 1/2 thời gian xây dựng so với phương pháp truyền thống

– Độ bền, tuổi thọ cao

Độ bền, tuổi thọ của nhà siêu nhẹ không hề thua kém nhà bê tông cốt thép chút nào. Các chỉ tiêu như khả năng chịu lực, chịu rung lắc…đều đã được kiểm định trước khi những vật liệu này được ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Vì vậy nếu có ý định xây nhà bằng vật liệu nhẹ bạn hoàn toàn có thể an tâm.

– Có nhiều tính năng ưu việt

Nhà nhẹ còn có nhiều tính năng ưu việt hơn nhiều so với nhà truyền thống. Cụ thể như các tính năng chống nóng, cách âm, chống ồn tốt hơn.

Nhược điểm

Có rất nhiều ưu điểm nhưng nhà nhẹ vẫn tồn tại khuyết điểm. Khuyết điểm lớn nhất khi chọn phương pháp xây nhà bằng vật liệu nhẹ đó là chọn đơn vị thi công.

Có thể bạn không biết, muốn xây nhà siêu nhẹ an toàn, chất lượng bạn cần được khảo sát, tư vấn thiết kế và thi công đúng kỹ thuật. Do đó không phải đội thợ nào cũng có khả năng thi công loại nhà này.

Để đảm bảo chất lượng công trình, khi có nhu cầu xây nhà bằng vật liệu nhẹ, khách hàng nên liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

 

error: Nội dung được bảo vệ !!